Vài chữ Cương
Ngày ở Tây Bắc, tôi có bạn đồng hương tên là Cương. Khi tôi đến chơi nhà, vợ anh mới sinh cháu trai. Anh nhờ tôi đặt tên cho cháu. Người đặt tên phải nói có lý có lẽ, không thì ai nghe. Suy nghĩ một lúc tôi mới nói tên anh có nghĩa là cái gò. Cái gò cũng quý, nhưng muốn con hơn cha nên đặt tên cháu là SƠN (núi). Và như thế là đồi núi trập trùng. Thực ra tôi nói có cơ sở chứ không dám đùa với lòng tin của bạn tôi.
Theo thống kê, ghi âm Hán Việt là CƯƠNG có tới 33 chữ. Dưới đây là mấy chữ tôi quan tâm:
- Chữ CƯƠNG (岡) viết đơn giản nhất với nghĩa là gò, đồi, dạng giản thể hơi giống chữ Phong nhưng chữ Cương mập hơn. Gia Cát Khổng Minh dựng nhà trên một cái gò có tên là NGỌA LONG CƯƠNG. Người đời còn gọi ông là NGỌA LONG TIÊN SINH.
- Chữ CƯƠNG có thêm bộ Đao (剛) có nghĩa là cứng rắn, kiên cường, vừa vặn, chỉ có, vừa mới. Có một loạt từ có tiền tố Cương như: Cương cường, cương nghị, cương thạch, cương trực, cương chính, cương liệt (rắn rỏi, khí phách). Trong bài “Rụng mất một chiếc răng” của Hồ Chủ tịch viết: “Nhĩ đích tâm tình ngạch thả cương/ Bất như lão thiệt nhuyễn nhi trường” (Cứng rắn như anh khác thói thường/ Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương).
- Chữ CƯƠNG có thêm bộ mịch ( 綱 ) chỉ, giềng, giềng mối (lưới), lớp, bộ phận chủ yếu nhất. Cụ Đào Duy Anh có Cuốn sách mang tên “Việt Nam Văn hóa sử cương” thì cuốn sách này có nghĩa là lịch sử văn hóa Việt Nam phần chính yếu. Cương lĩnh với nghĩa mục đích, đường lối, cơ bản của một tổ chức chính trị và Kỉ cương với nghĩa những phép tắc làm nên trật tự của xã hội cũng dùng chữ Cương này. Cương lĩnh còn có nghĩa là nguyên tắc chỉ đạo. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có nói về Hoạn thư qua lời nàng Kiều: “Trộm nghe kẻ lớn trong nhà/ ở vào khuôn phép nói ra mối giường”.
- Chữ CƯƠNG có thêm bộ sơn (崗) cũng có nghĩa là đồi, cương vị, đứng gác. Cương vị với nghĩa vị trí trong một hệ thống tổ chức quy định, quyền hạn và trách nhiệm.
- Chữ Cương có bộ Kim (鋼) có nghĩa là thép. Cương kiều là cầu thép. Cương bút là bút thépVÀI CHỮ CƯƠNG
Ngày ở Tây Bắc, tôi có bạn đồng hương tên là CƯƠNG. Khi tôi đến chơi nhà, vợ anh mới sinh cháu trai. Anh nhờ tôi đặt tên cho cháu. Người đặt tên phải nói có lý có lẽ, không thì ai nghe. Suy nghĩ một lúc tôi mới nói tên anh có nghĩa là cái gò đất. Cái gò đất cũng quý, nhưng muốn con hơn cha nên đặt tên cháu là SƠN (núi). Và như thế là đồi núi trập trùng. Thực ra tôi nói có cơ sở chứ không dám đùa với lòng tin của bạn tôi. Theo thống kê, ghi âm Hán Việt là CƯƠNG có tới 33 chữ. Dưới đây là mấy chữ tôi quan tâm:
Chữ CƯƠNG ( 岡) viết đơn giản nhất với nghĩa là gò, đồi, dạng giản thể hơi giống chữ Phong. Gia Cát Khổng Minh dựng nhà trên một cái gò có tên là NGỌA LONG CƯƠNG. Người đời còn gọi ông là NGỌA LONG TIÊN SINH. Từ chữ CƯƠNG này sản sinh ra nhiều chữ CƯƠNG khác theo nguyên tắc gửi ý. Theo chủ quan của tôi đây là chữ gốc.
Tiếng Khmer cũng có hình thức phát triển vốn từ giống như thế này. Họ xếp những chữ có liên quan với nhau về nghĩa và dạng chữ thành một nhóm gọi là “gia đình từ”.
Chữ CƯƠNG có thêm bộ Đao (剛) có nghĩa là cứng rắn, kiên cường, vừa vặn, chỉ có, vừa mới. Có một loạt từ có tiền tố Cương như: Cương cường, cương nghị, cương thạch, cương trực, cương chính, cương liệt (rắn rỏi, khí phách). Trong bài “Rụng mất một chiếc răng” của Hồ Chủ tịch viết: “Nhĩ đích tâm tình ngạch thả cương/ Bất như lão thiệt nhuyễn nhi trường” (Cứng rắn như anh khác thói thường/ Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương).
Chữ CƯƠNG có thêm bộ mịch ( 綱 ) chỉ giềng, giềng mối (lưới), lớp, bộ phận chủ yếu nhất. Cụ Đào Duy Anh có Cuốn sách mang tên “Việt Nam Văn hóa sử cương” thì cuốn sách này có nghĩa là lịch sử văn hóa Việt Nam phần chính yếu. Cương lĩnh với nghĩa mục đích, đường lối, cơ bản của một tổ chức chính trị và Kỉ cương với nghĩa những phép tắc làm nên trật tự của xã hội cũng dùng chữ Cương này. Cương lĩnh còn có nghĩa là nguyên tắc chỉ đạo. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có nói về Hoạn thư qua lời nàng Kiều: “Trộm nghe kẻ lớn trong nhà/ ở vào khuôn phép nói ra mối giường”.
Nhân có bạn hỏi về tam cương trong quan niệm xưa chúng tôi xin mạo muội trả lời: Tam cương trong tiếng Hán là 三纲 đúng với chữ CƯƠNG đã sơ bộ nói tới ở trên. Tam là ba (三), cương là giềng mối (纲). Giềng chính là sợi dây ở mép lưới đánh cá, nhờ nó mà lưới chắc chắn hơn và các mối dây cũng được liên kết chặt chẽ hơn. Chỉ cần nhìn người quang lưới trên sông thì thấy tầm quan trọng của cái dây mép lưới quan trọng như thế nào. Lưới dù đan bằng những sợi tơ nhỏ nhưng nhờ có mép lưới chắc chắn lưới vẫn bền chắc. Sợi dây này thường to và được ngâm tẩm rất kỹ bằng một loại nhựa cây. Giềng mối chính là mối chính liên kết với các mối khác, hiểu theo nghĩa bóng là mối quan hệ chủ đạo, dựa vào nó mà điều chỉnh các mối quan hệ khác. Tam cương là chỉ ba mối quan hệ chính trong xã hội mà người đề xuất là Khổng Tử: Trong tam cương có quân thần cương (君臣纲) chỉ quan hệ vua tôi; Phụ tử cương (父子纲) chỉ quan hệ cha con; Phu phụ cương (夫妻纲) chỉ quan hện chồng vợ. Theo Khổng Tử nếu giữ được ba mối quan hệ như vậy gia đình và xã hội sẽ ấm êm, ổn định.
Chữ CƯƠNG có thêm bộ sơn (崗) cũng có nghĩa là đồi, cương vị, đứng gác. Cương vị với nghĩa vị trí trong một hệ thống tổ chức quy định, quyền hạn và trách nhiệm.
Chữ CƯƠNG có bộ Kim (鋼) có nghĩa là thép. Cương kiều là cầu thép. Cương bút là bút thép
…………….
Đông Tử