TẠP CHÍ TÂM LÝ – GIÁO DỤC
  • Trang chủ
  • Cơ sở Pháp lý
    • Đạo đức Pháp luật
    • Phổ biến Pháp luật
  • Giáo dục – Ứng dụng
    • Du học
    • Giáo học pháp
    • Góc nhìn phụ huynh
    • Hướng nghiệp
    • Quản lý giáo dục
    • Quản trị trường học
    • Tiêu điểm
    • Tư vấn tâm lý giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Sống đẹp
    • Đạo đức nghề nghiệp
    • Giới tính
    • Hương vị cuộc sống
    • Truyền cảm hứng
    • Việc tử tế
  • Tâm lý – Ứng dụng
    • Giải pháp tâm lý
    • Góc nhìn chuyên gia
    • Sức khỏe tâm thần
    • Tâm lý học đường
    • Tham vấn Tâm lý
  • Media
    • Chuyển đổi số
    • Video
  • Bài báo Khoa học
  • Nhân ái
Home Văn hóa - Xã hộiSự kiện Văn hóa Giáo dục Thú chơi: Chơi pháo đất
Sự kiện Văn hóa Giáo dụcVăn hóa - Xã hội

Thú chơi: Chơi pháo đất

by admin 22/05/2020
22/05/2020 0 Nhận xét
727

Ký ức

Thuở nhỏ, lũ trẻ phố tôi say mê với trò chơi pháo đất. Không biết bắt đầu từ bao giờ, cứ đứa lớn dạy đứa bé là cả lũ biết! Nguyên liệu nặn pháo là đất sét moi ở rìa ao rau muống trong ngõ Thuận Thành ngay đằng sau phố. Đất sét rất mịn và sạch, mềm mà không nhão quá, màu trắng ngà ngà. Khi chơi, mỗi đứa có một nắm to bằng quả trứng ngỗng, véo ra chừng một nửa vỗ bẹt để vào lòng tay, nặn khum khum như cái bát nhỏ. Cái đó gọi là pháo. Chỗ chơi là một mảnh sân xi măng hay sân gạch phẳng phiu. Pháo của đứa nào đứa ấy dang thẳng tay ném sấp xuống. Tiếng pháo nổ là do hơi bị nén bật ra làm thủng quả pháo. Quả nào trôn mỏng đều lại to nữa thì cho tiếng pháo to.Trôn pháo bị phá vỡ miệng há toang hoác.

Ai thua, ai thắng!

Chơi pháo đất không quan trọng việc ai thắng, ai thua. Pháo đứa nào nổ to thì được bạn khen chứ chả có kẻ thắng người thua. Hết lần chơi như thế nguyên liệu lại hao đi phải bổ sung vào. Muốn tiếng pháo rền thì ném lần lượt từng đứa một. Khi chơi,lũ bạn tôi ca lên những câu vần vè rất lạ với ngôn ngữ thường ngày của trẻ con. “Pháo nổ, pháo lang cả làng chịu chưa?” là câu đến nay tôi còn nhớ. Tôi được nghe kể, pháo đất có từ lâu lắm rồi mà do thanh niên trai tráng làm với mục đích phát ra tiếng nổ dọa lũ giặc, nhưng chưa tin lắm. Trong câu vần vè kia, pháo nổ còn dễ hiểu. Pháo lang còn là một ẩn số. Pháo của quan lang hay chỉ là một từ đưa đẩy? Có gì liên hệ không giữa câu nói vần vè và sự tích?

Chơi sao cho sành ?

Kinh nghiệm mách bảo rằng, lúc pháo tiếp đất, người chơi tai lắng nghe nhưng phải nhắm mắt để đất khỏi bắn vào. Chỉ bảo vệ hai con mắt thôi. Còn đất bắn vào đâu mặc kệ. Sau mỗi buổi chơi pháo như thế, tay chân quần áo đều lấm lem như vừa chui dưới đất lên. Nhiều đứa còn bị lấm cả mặt mũi, về nhà bị người lớn đánh đòn! Thế nhưng, chúng tôi vẫn lén chơi!

Chiến tranh phá hoại lan ra, lũ trẻ phố cũng đã lớn. Hầu hết theo trường về nông thôn, mỗi đứa mỗi ngả, trò pháo đất quên lúc nào không biết, thay vào đó là trò bơi lội. Rồi bỗng nhiên một hôm, tôi nghe tiếng pháo phòng không. Do trận địa ở mãi giữa cánh đồng nên tiếng nổ phát ra từ đầu nòng nghe lụp đụp, hệt như tiếng pháo đất ngày nào! Và thế là tôi tin, chuyện tiếng pháo đất ngày xưa đuổi giặc là có thật!

Pháo đất có những nơi nào ?

Trò chơi pháo đất của  trẻ con là trò chơi của nhiều vùng. Nó như tác phẩm văn học dân gian vậy, trong quá trình lưu truyền xuất hiện nhiều dị bản.Có nơi người thắng, tức là quả pháo có tiếng nổ to thì được thưởng.Phần thưởng là nắm đất nặn pháo. Và câu ca vần vè mỗi nơi mỗi khác nhưng câu đầu tiên bao giờ cũng có từ pháo nổ… Chỉ tiếc là bây giờ trò chơi hầu như vắng bóng. Trẻ con thời nào chẳng ham chơi! Nhưng trò chơi của trẻ con hôm nay thường gắn liền với điện tử, gắn liền với công nghệ. Chất dân gian, dân dã không thấy nữa.

__________________

Đào Mai

Chia sẻ FacebookTwitterEmail
Bài trước đó
Thú ăn: Một món ăn mang màu sắc phương Nam
Bài kế tiếp
Đổi mới Tổ chức hoạt động giáo dục trong trường phổ thông

Có thể bạn quan tâm

Trường THCS Giảng Võ, 17 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10

24/05/2024

Ngành Lịch sử & Địa lý, trường ĐHGD tổ chức tọa đàm: “ Âm vang...

07/05/2024

Trường Đại học Hồng Đức tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam”...

25/04/2024

Học bổng du học nghề Úc – Cơ hội kép cho du học sinh

06/03/2023

TRƯỜNG TH XUÂN THẮNG ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN...

20/11/2022

“Con dại, cái mang”…lên truyền thông và “văn hóa” đổ lỗi

09/09/2022

Sáng tạo tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tết ấm cho em”

12/01/2022

“Con trai duy nhất”: Hiểu sao cho đúng?

24/12/2021

Hội thảo “Can thiệp rối loạn phát triển dựa trên bằng chứng khoa học” lần...

14/12/2021

Thực tế ảo và sự tương đối của thực tại

29/10/2021

Nam sinh lớp 8 tự tử vì bị cấm chơi game: Cha mẹ nên cản...

27/10/2021

“Chiếc lá cuối cùng” không bao giờ rụng xuống

06/09/2021

TẠP CHÍ IN

Xem nhiều

  • 1

    Trao đổi thêm về tiết Sinh hoạt dưới cờ ở cấp tiểu học

    12/01/2023
  • 2

    Những điểm mới và lưu ý khi dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

    03/10/2023
  • 3

    Góp thêm cách hiểu về từ “Hoa đèn” trong Chinh phụ ngâm khúc

    15/06/2020
  • 4

    Hà Tĩnh: Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến toàn tỉnh về dạy học lớp 4

    19/10/2023
  • 5

    Ngôi trường hạnh phúc ở vùng rốn lũ Hương Khê

    30/12/2021

MỚI NHẤT

  • TẬP 31, SỐ 04, THÁNG 04, kỳ 3 – 2025
  • TẬP 31, SỐ 04, THÁNG 04, kỳ 2 – 2025
  • TẬP 31, SỐ 04, THÁNG 04, kỳ 1 – 2025
  • TẬP 31, SỐ 03, THÁNG 03, kỳ 3 – 2025
  • TẬP 31, SỐ 03, THÁNG 03, kỳ 2 – 2025

TIÊU ĐIỂM GIÁO DỤC

  • 1

    Trao đổi thêm về tiết Sinh hoạt dưới cờ ở cấp tiểu học

    12/01/2023
  • 2

    Hà Tĩnh: Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến toàn tỉnh về dạy học lớp 4

    19/10/2023
  • 3

    Ngôi trường hạnh phúc ở vùng rốn lũ Hương Khê

    30/12/2021
  • 4

    Công nghệ – Môn học lần đầu xuất hiện ở lớp 3 có gì hấp dẫn?

    25/02/2022
  • 5

    Ấn tượng từ một hội thi

    24/04/2023

HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ – GIÁO DỤC VIỆT NAM
TẠP CHÍ TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TỔNG BIÊN TẬP: HỒ QUANG HÒA

Địa chỉ: P.118-G6B – Tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 397 12 658 | 0904 381 356 (Hotline)

Website: Tamlygiaoduc.com.vn

E-mail: tapchitamlygiaoduc@gmail.com

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm.

  • Thông tin liên hệ
  • Về chúng tôi
TẠP CHÍ TÂM LÝ – GIÁO DỤC
  • Trang chủ
  • Cơ sở Pháp lý
    • Đạo đức Pháp luật
    • Phổ biến Pháp luật
  • Giáo dục – Ứng dụng
    • Du học
    • Giáo học pháp
    • Góc nhìn phụ huynh
    • Hướng nghiệp
    • Quản lý giáo dục
    • Quản trị trường học
    • Tiêu điểm
    • Tư vấn tâm lý giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Sống đẹp
    • Đạo đức nghề nghiệp
    • Giới tính
    • Hương vị cuộc sống
    • Truyền cảm hứng
    • Việc tử tế
  • Tâm lý – Ứng dụng
    • Giải pháp tâm lý
    • Góc nhìn chuyên gia
    • Sức khỏe tâm thần
    • Tâm lý học đường
    • Tham vấn Tâm lý
  • Media
    • Chuyển đổi số
    • Video
  • Bài báo Khoa học
  • Nhân ái