TLGD – Hoạt động trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về kĩ năng thực hành, sự sáng tạo, sự tập trung trí tuệ của học sinh bậc tiểu học.
Hoạt động trải nghiệm là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục về kĩ năng sống. Một trong những con đường giáo dục kĩ năng sống nhanh và hiệu quả nhất là vận dụng lí thuyết vào thực hành. Hoạt động trải nghiệm có vị trí rất quan trọng. Ở các trường phổ thông, đặc biệt là bậc tiểu học, bộ môn học không phải mục đích đào tạo các em làm được những như người lớn, mà chủ yếu thông qua môn học này các em được những kiến thức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là trang bị cho các em một số kinh nghiệm, góp phần phát triển nhân cách, bồi dưỡng tình cảm đạo đức trí tuệ, giúp các em phát triển hài hòa, toàn diện hơn, đồng thời mang lại sự hứng thú, niềm phấn khởi trong học tập, giúp các em hòa mình vào tập thể, chăm chỉ học hành và những điều cần thiết trong cuộc sống.
Vậy làm thế nào để gây được sự hứng thú, sự yêu thích, lòng đam mê cho các em học sinh cũng như việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới là nhiệm vụ rất cần thiết và đòi hỏi người giáo viên phải biết định hướng, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và làm thế nào để học sinh được học theo phương châm “Học vui – vui học” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong quá trình thực hiện mỗi chủ đề, các em sẽ được trải nghiệm với nhiều hoạt động khác nhau như trò chơi, kể chuyện, diễn đàn, thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm và cảm xúc, điều tra, lập kế hoạch, làm sản phẩm, trình diễn thời trang, biểu diễn văn nghệ, lao động công ích.
Qua quá trình thực hiện sẽ nắm bắt được tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học, thực hiện đổi mới các phương pháp dạy – học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cùng trao đổi với đồng nghiệp, tôi đã tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hoạt động trải nghiệm , với mong muốn các em được trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực hành không còn là điều xa lạ cho các em học sinh trường tiểu học Nậm Cản nói riêng và các trường tiểu học tại thị xã Mường Lay nói chung đạt được hiệu quả cao nhất, tôi mạnh dạn đưa ra Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học Hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, bởi môn học này giúp học sinh được thực hành nhiều hơn và phụ huynh cũng thấy được vai trò của môn học là: tiếp thu kiến thức thực tiễn, dễ ghi nhớ, dễ vận dụng vào cuộc sống đến học sinh, sinh viên.
Phương pháp đưa người học lên vị trí trung tâm của hoạt động học tập, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo. thể hiện ở việc tạo ra môi trường giúp học sinh, sinh viên phát triển nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, cuộc sống sau này. Ghi nhớ và hiểu được khối lượng khái niệm khổng lồ, phức tạp trong các môn học là điều không dễ dàng với học sinh. Tuy nhiên, thông qua học cùng trải nghiệm, người học có thể chủ động diễn giải “lý thuyết qua hành động”, quan sát “lý thuyết ứng dụng trong thực tế”…
Nhờ vậy, lợi ích của học cùng trải nghiệm tiếp theo đó chính là học sinh có thể hiểu được bản chất của các khái niệm phức tạp. Học cùng trải nghiệm trở thành xu hướng giáo dục của thế giới do có hiệu quả cao trong việc cá nhân hóa việc học. Người học tham gia vào quá trình này bằng cách chủ động quan sát, nghiên cứu và xử lý vấn đề dưới sự tư vấn của giáo viên. Nhờ vậy, học sinh, sinh viên trở thành trung tâm và biết cách nâng cao các kỹ năng này từng ngày.
Học cùng trải nghiệm được áp dụng ngay cả ở bậc học tiểu học. Với dự án “Bắp ngô” diễn ra trong một tuần, học sinh được khám phá những kiến thức bổ ích như khoa học về sự hình thành, phát triển của cây ngô. Bước đầu, các em tự nghiên cứu thông tin qua Internet, sách báo. Sau đó, học sinh được tham quan trực tiếp vườn ngô để trải nghiệm thực tế và tham gia hoạt động làm sữa ngô, bánh ngô. Kết thúc dự án, các em đúc kết, trình bày những điều mình học được với cô giáo và các bạn.
Trí tuệ nhân tạo, bảo vệ môi trường, thế giới không tiền mặt, lối sống lành mạnh… là các xu thế được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ trong tương lai. Ngay từ lúc này, các trường học đã đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm để học sinh, sớm nắm bắt xu thế. Có thể kể đến các dự án “Ngôi nhà chữa cháy thông minh”, học sinh được học về vai trò công dân toàn cầu qua các dự án xây dựng cơ sở vật chất cơ bản cho người dân bản địa có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, Chúng ta thấy được lợi ích của học cùng trải nghiệm các em được tìm hiểu về vấn đề phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, thay đổi nhận thức về vai trò của bản thân đối với thế giới. Đây là động lực cho nhiều sáng kiến có ý nghĩa trong tương lai.
Học tập qua trải nghiệm là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để hướng dẫn học sinh rèn luyện và thực hành các kỹ năng xã hội như tư duy phản biện, làm việc nhóm, giao tiếp.
Khi được “thả” vào môi trường thực tế hoặc thông qua các ví dụ mô phỏng thực tế, học sinh, sinh viên phải vận dụng nhiều loại kỹ năng để giải quyết tình huống, tìm ra giải pháp độc đáo trong các nhiệm vụ được giao.học sinh sẽ phải vượt qua giới hạn của bản thân. Trong hành trình vượt qua dãy An-pơ, các em sẽ làm việc theo nhóm, thực hiện các nhiệm vụ như nấu ăn ngoài trời và định hướng lộ trình trên núi một cách hiệu quả. Những thử thách về thể chất và tinh thần sẽ gợi ra cảm xúc tích cực và tiêu cực cho học sinh. Việc kiểm soát cảm xúc sẽ giúp học sinh phát triển cơ chế ứng phó với các tình huống nhiều áp lực trong tương lai. Học sinh, sinh viên sẽ tiếp nhận vai trò là trung tâm, điều chỉnh quá trình tiếp thu kiến thức phù hợp với năng lực nhờ học cùng trải nghiệm. Việc chủ động tham gia vào quá trình học, phối hợp với bạn bè, trải nghiệm kiến thức trong nhiều môi trường khác nhau sẽ tạo hứng thú cho người học.
Cà Thị Dung / Tạp chí in Số chuyên đề tháng 6/2024