TẠP CHÍ TÂM LÝ – GIÁO DỤC
  • Trang chủ
  • Cơ sở Pháp lý
    • Đạo đức Pháp luật
    • Phổ biến Pháp luật
  • Giáo dục – Ứng dụng
    • Du học
    • Giáo học pháp
    • Góc nhìn phụ huynh
    • Hướng nghiệp
    • Quản lý giáo dục
    • Quản trị trường học
    • Tiêu điểm
    • Tư vấn tâm lý giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Sống đẹp
    • Đạo đức nghề nghiệp
    • Giới tính
    • Hương vị cuộc sống
    • Truyền cảm hứng
    • Việc tử tế
  • Tâm lý – Ứng dụng
    • Giải pháp tâm lý
    • Góc nhìn chuyên gia
    • Sức khỏe tâm thần
    • Tâm lý học đường
    • Tham vấn Tâm lý
  • Media
    • Chuyển đổi số
    • Video
  • Bài báo Khoa học
  • Nhân ái
Home Văn hóa - Xã hộiSự kiện Văn hóa Giáo dục Cây tre với tôi
Sự kiện Văn hóa Giáo dục

Cây tre với tôi

by admin 05/05/2020
05/05/2020 0 Nhận xét
778

Hồi còn nhỏ, lũ chúng tôi ai cũng thuộc lòng bài “Cây tre Việt Nam” của nhà văn Thép Mới. Chả là bài này được đưa vào sách giáo khoa.Văn Thép Mới đã ngọt, ý tình lại vô cùng sâu lắng. Trong chương trình, lũ trẻ chúng tôi thường phải thuộc lòng bài đọc nếu là bài thơ, nhưng văn Thép Mới chúng tôi đều thuộc vì “Cây tre Việt Nam” có khác gì bài thơ đâu. Tuy là trẻ con phố chợ, nhưng hình ảnh lũy tre đã trùm bóng lên hồn tôi: “Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín… Lũy tre thân mật làng tôi”.Có thể nói bài học yêu nước đầu tiên của tôi và rất nhiều bạn tôi chính là “Cây tre Việt Nam”. Tre nói lên tiết tháo của con người qua hình ảnh “Trúc tuy cháy nhưng đốt ngay vẫn thẳng”. Thân thiết và tự hào bao nhiêu.

Lũ trẻ chúng tôi đến trường tung tăng cổ quàng khăn đỏ, ngực đeo huy hiệu Măng non. Tôi thích một bài hát thiếu nhi từ hồi đó: “Như nhiều búp măng non xinh xinh… Nắng càng to lá măng càng cứng rắn”. Lớn lên, tôi được đọc Nguyễn Duy với những câu tha thiết: “Yêu nhau tre không ở riêng/ Lũy thành từ đó mà nên hỡi người/ Chẳng may tay gãy cành rơi? Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng…”.

Đấy là trong văn nghệ còn trong đời sống thực, cây tre với tôi có bao gắn bó.Lúc lên Yên Thế sơ tán, bố tôi xin được cây tre. Ông chuốt nan làm vó te để tôi sau buổi học ra ruộng và ra ao kiếm con tôm con tép. Nước ruộng ngập lưng vó là tốt nhất.Ao sâu ngập vó thì không kéo được, mà có kéo lên đến nơi thì tôm cá cũng ra hết. Tiếc đứt ruột! Người kéo vó có kinh nghiệm thường chọn hướng gió. Con tôm con cá dưới nước cũng sợ gió. Chúng tụ về phía bờ khuất gió khi thấy mùi thính là bơi vào. Kéo vó trên bờ thì nhẹ, nhưng kéo từ dưới nước lên cũng nặng. Thế mà gọng vó vẫn dẻo dai không mấy khi gãy. Sau này, vào một dịp hè, về quê nội sơ tán, tôi trở lại với công việc kéo vó. Bố lại làm vó cho tôi.Bố vẫn làm khéo như ngày nào, người kéo vó vẫn là tôi, nhưng lần này chỉ kéo vài lần gọng vó đã gãy. Lúc này, tôi mới hiểu chặt tre làm vó vào mùa thu thì gọng vó bền dẻo hơn. Còn nếu chặt vào mùa hạ thì dễ gãy lắm. Mùa hạ nhiều mưa, tre ngậm nhiều nước, tuổi tre như non lại sức chịu đựng kém. 

Nói chuyện vó te lại lan sang chuyện vó bè. Đi đâu, gặp sông tôi cũng gặp vó bè. Vó bè là vó gắn với bè thả dọc dòng sông. Vó bè to lắm, cần kéo bằng cả một thân tre. Vó thả ngập trong nước.Lâu lâu lại kéo.Vó nặng người ta phải kéo như kéo tời – một thiết bị có trục quay trên trục có cuốn dây.Tôi để ý dưới lòng vó có một cái giỏ. Sau mỗi lần kéo được con cá nào thì chui tọt vào giỏ. Thế mới biết nghề kéo cá có những ngư cụ thật tuyệt vời. Tất cả ngư cụ mà tôi thấy chỉ toàn bằng tre cả chả có tí sắt nào. 

Ngày làm việc ở Nha Trang, tôi thấy cơ man nào là thuyền câu mực.Người ta gọi là thuyền thúng.Thuyền thúng được đan bằng tre và quét sơn ta.Thế mà trong đêm câu mực, thuyền thúng chẳng “tròng trành như nón không quai”, trái lại nó rất đằm.Trên mỗi thuyền câu lại thắp một ngọn đèn.Thế là, ban đêm sao mọc cả trên trời và mọc cả dưới nước.Khó phân biệt đâu là bầu trời đâu là mặt biển.

Ngày làm việc ở Thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông), nhân nói chuyện về văn hóa tộc người thiểu số, các bạn Mnông cho tôi xem một loại dao phổ biến của họ. Người Jrai người Mnông và một vài tộc người ở Tây Nguyên đều gọi con dao này là cái xà- gạc. Đây là vật dụng có cấu tạo một lưỡi dao mà phần sống dao ngập sâu vào một cái gốc tre nhỏ hình chữ V. Các bạn Gia Nghĩa bảo rằng từ bao đời nay đồng bào chỉ dùng gốc tre có hình thù như thế là cán dao bởi thớ gốc tre có độ kết dính rất kì lạ. Khả năng sụt lưỡi khi sử dụng của xà-gạc là rất hiếm. Về nguyên lí, xà – gạc không khác gì cái dao quắm dùng để phát rẫy của đồng bào miền núi phía Bắc. Nó không chỉ làm chức năng cắt mà còn làm chức năng vơ tức là thu gọn lại những thứ cần cắt nữa. Được biết một trong những dụng cụ lao động trẻ em Tây Nguyên sớm được học trong gia đình chính là cái xà-gạc.

Tôi không thể kể hết được sự gắn bó của tre với con người. Tre xả thân mình để thành rổ, thành rá, thành nong, thành nia, thành lạt mềm buộc chặt làm cho đời sống con người thêm tiện nghi.Tre chẻ mình thành mũi chông, mũi nỏ làm kiếp vía quân thù.Tre thân thiện với người và thân thiện cả với môi trường nữa.
Ngày xưa, cả con phố nơi tôi ở mới có mấy vòi nước công cộng.Tôi thường mang thùng ra gánh.Thế là tôi làm bạn với đòn gánh tre. Ban đầu, tôi gánh một vai, sau gánh được hai vai, chuyển đòn qua gáy. Tôi vừa đi vừa đổi vai chứ không phải đỗ xuống bao giờ.Cây đòn gánh tre chẳng làm tôi đau vai trừ lúc mới tập gánh.Nó chẳng cần chăm sóc, gánh xong lại cất vào góc nhà, khi cần lại lấy. Chiếc đòn gánh tre đúng là người bạn thủy chung và dễ tính.

Người Việt Nam mình dù quốc hoa đã chọn hoa sen, một loài hoa đẹp, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, nhưng cây tre mãi mãi là biểu trưng cho đất nước và con người ngày ấy và mai sau.

NAM SƠN

Chia sẻ FacebookTwitterEmail
Bài trước đó
Chủ đầu tư chây ì làm sổ hồng, tôi phải làm sao?
Bài kế tiếp
Tâm tình sông nước

Có thể bạn quan tâm

Trường THCS Giảng Võ, 17 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10

24/05/2024

Ngành Lịch sử & Địa lý, trường ĐHGD tổ chức tọa đàm: “ Âm vang...

07/05/2024

Trường Đại học Hồng Đức tổ chức “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam”...

25/04/2024

Sáng tạo tổ chức hoạt động trải nghiệm “Tết ấm cho em”

12/01/2022

Côn đảo – tiếng vọng biển cả

28/10/2020

Những vần thơ xúc động tiễn đưa 13 Chiến sĩ hi sinh tại Rào Trăng

16/10/2020

Lịch sử đồng phục Nhật Bản

21/09/2020

Phẩm chất bộ đội cụ Hồ – một giá trị văn hóa đặc sắc của...

27/08/2020

Vài chữ Cương

27/08/2020

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thương binh – liệt sĩ và hành động của...

10/07/2020

Tiếp thơ Lê Anh Tuấn

04/07/2020

Chuyện làng quê một thuở

26/06/2020

TẠP CHÍ IN

Xem nhiều

  • 1

    Trao đổi thêm về tiết Sinh hoạt dưới cờ ở cấp tiểu học

    12/01/2023
  • 2

    Những điểm mới và lưu ý khi dạy học môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

    03/10/2023
  • 3

    Góp thêm cách hiểu về từ “Hoa đèn” trong Chinh phụ ngâm khúc

    15/06/2020
  • 4

    Hà Tĩnh: Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến toàn tỉnh về dạy học lớp 4

    19/10/2023
  • 5

    Ngôi trường hạnh phúc ở vùng rốn lũ Hương Khê

    30/12/2021

MỚI NHẤT

  • TẬP 31, SỐ 04, THÁNG 04, kỳ 3 – 2025
  • TẬP 31, SỐ 04, THÁNG 04, kỳ 2 – 2025
  • TẬP 31, SỐ 04, THÁNG 04, kỳ 1 – 2025
  • TẬP 31, SỐ 03, THÁNG 03, kỳ 3 – 2025
  • TẬP 31, SỐ 03, THÁNG 03, kỳ 2 – 2025

TIÊU ĐIỂM GIÁO DỤC

  • 1

    Trao đổi thêm về tiết Sinh hoạt dưới cờ ở cấp tiểu học

    12/01/2023
  • 2

    Hà Tĩnh: Sinh hoạt chuyên môn trực tuyến toàn tỉnh về dạy học lớp 4

    19/10/2023
  • 3

    Ngôi trường hạnh phúc ở vùng rốn lũ Hương Khê

    30/12/2021
  • 4

    Công nghệ – Môn học lần đầu xuất hiện ở lớp 3 có gì hấp dẫn?

    25/02/2022
  • 5

    Ấn tượng từ một hội thi

    24/04/2023

HỘI KHOA HỌC TÂM LÝ – GIÁO DỤC VIỆT NAM
TẠP CHÍ TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TỔNG BIÊN TẬP: HỒ QUANG HÒA

Địa chỉ: P.118-G6B – Tập thể Thành Công, Ba Đình, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 397 12 658 | 0904 381 356 (Hotline)

Website: Tamlygiaoduc.com.vn

E-mail: tapchitamlygiaoduc@gmail.com

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm.

  • Thông tin liên hệ
  • Về chúng tôi
TẠP CHÍ TÂM LÝ – GIÁO DỤC
  • Trang chủ
  • Cơ sở Pháp lý
    • Đạo đức Pháp luật
    • Phổ biến Pháp luật
  • Giáo dục – Ứng dụng
    • Du học
    • Giáo học pháp
    • Góc nhìn phụ huynh
    • Hướng nghiệp
    • Quản lý giáo dục
    • Quản trị trường học
    • Tiêu điểm
    • Tư vấn tâm lý giáo dục
    • Tuyển sinh
  • Sống đẹp
    • Đạo đức nghề nghiệp
    • Giới tính
    • Hương vị cuộc sống
    • Truyền cảm hứng
    • Việc tử tế
  • Tâm lý – Ứng dụng
    • Giải pháp tâm lý
    • Góc nhìn chuyên gia
    • Sức khỏe tâm thần
    • Tâm lý học đường
    • Tham vấn Tâm lý
  • Media
    • Chuyển đổi số
    • Video
  • Bài báo Khoa học
  • Nhân ái